maintop

Truyện cổ tích Nhật bản-Phần Fukushima

Vợ chồng chân dài, tay dài trên núi Bandaii
Japanese English French chinese

Ngày xửa ngày xưa, từ xa xưa lắm rồi, khi đấy Núi Bandai bây giờ còn có tên là núi Byouno. Có một cặp vợ chồng sống trên đỉnh núi, Người chồng có đôi chân rất dài, còn người vợ có đôi tay rất dài.
Chân của người chồng dài đến mức nếu anh ta đứng thẳng lưng, anh có thể chạm vào những đám mây, khi anh sải bước, mỗi bước chân anh có thể đi từ núi Hakase đến núi Bandai.
Còn cánh tay của người vợ dài đến mức cô đã có thể ngồi trên núi Bandai, với tay đến hồ Inawashiro để rửa mặt của mình.
Nhưng, đôi vợ chồng thường xuyên cãi nhau. Người chồng đứng dậy, với tay kéo những đám mây đen khiến bầu trời đen kịt, mưa xối xả trút xuống và những cánh tay dài của người vợ sẽ vục nước của Hồ Inawashiro hất trở lại, kết quả là mỗi khi vợ chồng họ cãi vã thì trời mưa tầm tã không ngớt.
Mặc dù núi Bandai bây giờ là một khu du lịch, với rất nhiều tòa nhà đẹp. Nhưng ngày xưa thì rất hoang vu, nhà dân còn thưa thớt lắm.
Ngày xửa ngày xưa, vào một buổi sáng, mẹ của Taro thấy cậu tè dầm lên giường đêm qua nên mới đem chăn, đệm ra ngoài phơi. Bà nói, “thật may là hôm nay trời nắng ráo, phải tranh thủ phơi ngay cho chóng khô”.
Mụ tay dài tinh quái chăm chú quan sát từ trên đỉnh núi, mụ nói với chồng “dưới núi người ta đang phơi đồ rất nhiều, Nhanh! Nhanh! ông hãy trút mưa xuống Nhanh lên.”
“Thôi đi! Mưa quá nhiều rồi, mưa suốt như thế thì dân làng làm sao mà sống được” Chân dài cãi lại. Mụ tay dài điên tiết trừng mắt quát lại chồng rồi sét phóng ra từ đôi mắt căm giận của mụ. Cuộc cãi và ngày một quyết liệt, dân làng nhìn thấy trên đỉnh núi sấm, sét ầm ầm và cuối cùng những cơn mưa lớn lại trút xuống. Mưa tầm tã ngày này qua tháng khác mà chẳng có mấy ngày nắng, bầu trời lúc nào cũng bị mây che phủ nên mùa màng thất bát. Ngô, khoai có thu hoạch được chăng nữa cũng không phơi được nên hỏng hết.
Dân làng hết sức lo lắng tụ tập lại nói với nhau: “Trời ơi! Vợ chồng chân dài, tay dài mà cứ cãi nhau suốt ngày thế này thì chết mất thôi!”.
Một ngày nọ, một sư thầy ghé thăm ngôi làng. “Tôi nghe nói chuyện của chân dài, tay dài trên núi, tôi đến để tiêu diệt chúng”, thầy nói.
“Nhưng sư thầy ơi, làm thế nào thầy có thể tiêu diệt được vợ chồng chân dài, tay dài khổng lồ với cơ thể nhỏ bé của thầy được. Chúng sẽ giết, ăn thịt thầy mất”, Dân làng hết sức lo lắng cho sư thầy. “Thầy đừng lên núi, xin thầy hãy quay trở lại.”
“Đừng lo lắng. Tôi sẽ không sao”, sư thầy nói. Thầy bỏ qua những lời khuyên và sự lo lắng của dân làng, một mình trèo lên đỉnh núi. Thầy hét lên với giọng quả quyết, thách thức: “Có ai là chân dài, tay dài ở đây không? Ta biết các ngươi có thân hình khổng lồ, nay ta thách đố các ngươi có thể chui vào trong cái nồi bé xíu này. Nếu làm được ta xin chịu thua và đi khỏi nơi này. Ngược lại các ngươi không làm được mà ta lại làm được thì phải chịu thua và biến đi, phải nhường lãnh địa này cho ta.”
Nghe sư thầy thách đố thì chân dài, tay dài cười lên sảng khoái mà nói: “ngươi hãy xem đây”, rồi hô biến, thu nhỏ mình lại và cả hai đã chui gọn vào trong nồi.
“Này, lão sư già. Chúng tôi đã chui được vào nồi rồi, chúng tôi đã chiến thắng. Lão biến khỏi ngọn núi ngay đi!”, họ nói.
“Oh, đúng như ta đang chờ đợi.” sư thầy nói. Thầy lấy nắp nồi để sẵn trong túi áo ngực của mình, nhanh chóng siết chặt nồi lại. Thầy rút nhanh dải bùa trong tay áo bọc xung quanh nồi. Sau đó, thầy cẩn thận chôn nồi dưới núi Bandai, lập một ngôi đền nhỏ ở đó.
Sau đấy, để chắc chắn rằng vợ chồng chân dài, tay dài không thể quay lại phá hoại dân làng được nữa, thầy siêng năng tụng kinh hàng ngày trong ngôi đền. Khi đã thực sự an tâm, thầy mới rời khỏi đền thờ và chia tay dân làng tiếp tục đi giúp đỡ những người bất hạnh khác.
Và kết quả là vợ chồng chân dài, tay dài đã không bao giờ quay lại phá hoại ngôi làng được nữa.
Người ta không biết rõ tên của sư thầy nhưng có người nói thầy chính là sư thầy nổi tiếng Kukai *.
* Sư thầy Kukai, được biết đến sau khi ông qua đời là Kobo Daishi, 774-835, là một nhà sư Nhật Bản, ông còn được biết là một học giả học giả, nhà thơ, nghệ sĩ, người sáng lập của Chân Ngôn “Word True” trong trường học Phật giáo. Ông là một người thầy lớn truyền dạy phật pháp đến Nhật Bản.

maintop