maintop

Truyện cổ tích Nhật bản-Phần Fukushima

Kiểm tra Rượu lậu
japanese English French chinese

Ngày xưa, vào khoảng tháng 5 hàng năm, sau khi gặt xong vụ lúa xuân, nông dân thường tự nấu lấy rượu để uống. Mặc dù bây giờ việc uống rượu cũng như nấu rượu được tự do nhưng trước đây, đó là việc bị cấm.
Vào mùa gặt, các bác nông dân đã cao tuổi trước khi ra đồng chỉ mặc quần áo ngắn, gọn gàng và để có sức làm việc, họ thường uống một ngụm rượu. Vào mùa đông, các bữa tối họ cũng thường uống rượu để giữ ấm cho cơ thể.
Năm đấy, quan huyện ghé thăm làng và tuyên bố: “Ta sẽ kiểm tra việc nấu rượu lậu tại ngôi làng này”.
Những người dân làng đã tìm ra một mật mã để thông báo cho nhau việc có quan Huyện xuống kiểm tra. Thời đấy người ta thường bố trí những chiếc trống lớn để báo hiệu đã đến giờ nghỉ. Tiếng trống “Tùng, Tùng, Tùng, Tùng” là âm thanh nhắc giờ giấc cho các bác nông dân cần mẫn đang làm việc vất vả trên cánh đồng. Và họ ám hiệu với nhau rằng khi nghe tiếng trống “Tùng, Tùng, Cắc, Cắc” nghĩa là có quan Huyện đang xuống. Phải nhanh chóng dấu hết rượu, dụng cụ nấu rượu xuống hầm. Bằng cách này mà Quan Huyện đã cử người về ngôi làng nhiều lần để kiểm tra việc nấu rượu lậu nhưng chưa lần nào thành công.
Một ngày nọ, Quan huyện đích thân bí mật về ngôi làng kiểm tra. Ông rất tinh ranh nên đã lọt vào làng kiểm tra mà không ai phát hiện ra được. Ông vào một ngôi nhà và hỏi:
“Chào bà! Nhà mình có nấu rượu không nhỉ?”
“Có”, bà trả lời.
“Ồ, tốt quá, thế bà có sẵn rượu không?”
“Có”, bà trả lời.
“Bà dấu Rượu ở đâu? Bán cho tôi một ít được không?”
“Ồ, được. Tất nhiên” bà nói và rời khỏi nhà.
“Ồ, vậy là rượu không phải nấu ở trong nhà,” Quan huyện lẩm bẩm rồi nhanh chóng bước theo chân bà. “Chắc là bọn này có một khu riêng để nấu rượu, như nhà kho chẳng hạn,” ông trầm ngâm. Tuy nhiên, họ đi qua nhà kho và đi thẳng ra đường lớn, đến trước bìa rừng.
“Rượu ở đâu?”
“Thì ở đây chứ ở đâu!”
“Cái gì, đây là rừng tre cơ mà”
“Thì ông bảo muốn đi xem tre còn gì!” (Trong tiếng Nhật, tre là take* phát âm gần giống từ rượu là sake**); Bà già ngây ngô trả lời.
Không. Tôi là Quan Huyện xuống kiểm tra rượu lậu. Tôi muốn tìm nơi dân làng dấu rượu lậu ở đâu. Chứ không phải tre. Bà hãy nói cho tôi biết ngay. Nếu không tôi sẽ giải bà lên Huyện.
Bà già biết thừa đấy là Quan Huyện từ đầu rồi nhưng tỏ ra lúng túng: “Bẩm Quan! Tôi già rồi nên không nghe rõ. Tôi xin lỗi nhưng quả thật tôi không biết.”
Trong khi bà đánh lạc hướng quan huyện thì dân làng đã kịp dấu hết rượu, dụng cụ nấu rượu xuống hầm.
Vậy nên chúng ta không nên xem thường trí tuệ của những người dân bình thường. Mặc dù họ không được học hành nhiều nhưng họ rất sáng tạo trong các tình huống thực tế. Đặc biệt là những người cao tuổi, vì họ thông minh hơn bạn rất nhiều đấy!
* Take là tre Nhật Bản
** Sake là rượu gạo Nhật Bản

maintop