maintop

Truyện cổ tích Nhật bản-Phần Yamagata

Trưởng thôn
japanese english french chinese

   Ngày xửa ngày xưa, một hôm Quan lớn ở vùng nọ cho cận vệ gửi một bức thư thông báo đến trưởng thôn trong vùng với nội dung, “Tới đây vào dịp gần nhất ta sẽ đến thăm ngôi làng của ông”. Trưởng Thôn thấy đây là một vinh dự rất lớn cho làng mình liền tập hợp toàn bộ dân làng bàn bạc làm thế nào để tiếp đón Quan một cách trang trọng nhất. Sau một hồi lâu thảo luận thì cuối cùng mọi người quyết định làm món ăn mà Quan lớn thích như vậy chắc chắn là Quan sẽ vui. Thế rồi Trưởng Thôn hỏi người cận vệ món mà quan thích. Được người cận vệ bảo rằng Quan lớn thích món củ cải nghiền . Nhưng Trưởng Thôn không biết củ cải nghiền là món gì. Thế là một lần nữa Trưởng Thôn lại tập trung tất cả mọi người trong làng và hỏi về món củ cải nghiền. Một người trong số họ đã nói rằng,“ món củ cải nghiền là lấy củ cải cho vào miệng nhai kỹ rồi nhè ra”. Trưởng thôn thấy thật là đơn giản và ông bảo mọi người trong làng mỗi người mang tới một củ cải to và cùng nhai củ cải đến cứng cả miệng nhồi nhè ra, thế là được cả núi củ cải nghiền. Như vậy món củ cải nghiền đã được chuẩn bị xong để tiếp đãi Quan lớn.Quan lớn tới thăm ngôi làng và món củ cải nghiền được mang ra chiêu đãi quan. Quan đã rất vui dùng món củ cải và khen,“món này tuyệt lắm.”. Sau đấy Quan về phủ hỏi người cận vệ rằng,“làm thế nào mà họ có thể làm được món ăn ngon và nhiều như vậy?”. Người cận vệ kể lại những lời thật thà của Trưởng Thôn rằng chỉ đơn giản là dân làng nhai củ cải rồi nhè ra mà làm nên món củ cải nghiền.Nghe xong quan lớn rất tức giận.
Sau tất cả những cố gắng của dân làng để làm hài lòng Quan nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại.Trưởng Thôn và dân làng không biết làm sao để được Quan tha thứ cho chuyện này . Thế làTrưởng Thôn lại tới phủ quan. Quan bảo rằng trước hết là người sau là dân làng hãy “Viết văn tự xin lỗi và từng người một rạch đầu ngón tay rồi điểm chỉ bằng dấu tay thấm máu đè lên tên của mình”. Trưởng thôn không hiểu ý Quan và để không quên lời quan dặn trên đường về ông ta lẩm bẩm trong miệng, “ketsuhan,ketsuhan”. Về tới làng Trưởng Thôn lấy giấy cuộn rồi viết tên của mình và tên của mọi người trong làng rồi chuẩn bị sẵn một liễn mực to. Rồi Trưởng Thôn tập trung dân trong làng và gọi tên từng người, từng người một vạch mông ra nhúng vào liễn mực sau đó lấy tờ giấy đã ghi tên để mọi người ấn mông đè nên tên của mình trên tờ giấy đó. Buồn cười mà không thể cười được với những người dân làng mông đen xì vì nhúng mực và nghĩ rằng đấy là điểm chỉ tay bằng máu. “Ketsu” có nghĩa là máu còn “han” có nghĩa là con dấu nhưng Trưởng Thôn đã nghĩ “ketsu”là cái mông vì từ xưa người dân ở vùng này vẫn gọi từ“ketsu” là cái mông.
Đây là một câu chuyện thật buồn cười và ngớ ngẩn về những con người sống ở thời ít được học và chưa có chữ viết.


maintop